Trang chủ / Tin tức / Chi tiết bài viết

Influencer Marketing ở Đông Nam Á: 5 điều quan trọng mà thương hiệu cần biết

18/04/2025

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 của Google, Đông Nam Á là mảnh đất màu mỡ cho Influencer Marketing. Đó là vì có 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% trong số họ kết nối bằng thiết bị di động.

Vì vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp cần phân bổ một phần ngân sách cho tiếp thị người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, để chiến dịch đạt hiệu quả, bạn cần hiểu và nghiên cứu kĩ những yếu tố sau:

1. Nhân khẩu học Người dùng và Hành vi Người tiêu dùng

Trung bình, dân số toàn cầu dành 6 giờ 58 phút một ngày trên Internet. Trong số đó, người dân từ sáu quốc gia Đông Nam Á lại dành nhiều thời gian hơn thế:

  • Việt Nam: 6 giờ 47 phút
  • Singapore: 7 giờ 48 phút
  • Đài Loan: 8 giờ 3 phút
  • Indonesia: 9 giờ
  • Thái Lan: 9 giờ 15 phút
  • Malaysia: 9 giờ 20 phút
  • Philippines: 11 giờ 1 phút

Thống kê này có thể giải thích tại sao Đông Nam Á lại có tỷ lệ sử dụng Internet trên mức trung bình. Riêng tại Singapore, tỷ lệ thâm nhập thị trường là 72%, nghĩa là cứ 10 người thì có 7 người truy cập Internet.

Trên thực tế, Đông Nam Á chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể về người dùng mạng xã hội trong vài thập kỷ qua, chiếm 12,7% người dùng mạng xã hội toàn cầu. Những người trong độ tuổi lao động trong khu vực dành ít nhất 3 giờ 15 phút mỗi ngày trên trung bình bảy nền tảng mạng xã hội.

Trong khi đó, Gen Z (cụ thể là từ 16-24 tuổi) dành ít nhất 10 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị kết nối internet. Hầu như các bạn trẻ trong độ tuổi này chỉ sử dụng mạng xã hội, chiếm gần 25% thời gian hoạt động của họ. Các nền tảng được yêu thích bao gồm Facebook, Instagram, Youtube và TikTok. Vì vậy, có thể thấy Influencer Marketing thực sự trỗi dậy ở Đông Nam Á.

Điểm mấu chốt ở đây là để tiếp cận người tiêu dùng Đông Nam Á, các thương hiệu có thể sử dụng nhiều nền tảng mạng xã hội cùng lúc. Bạn có thể tập trung phát triển một đến hai nền tảng, từ đó tiếp cận phần lớn người tiêu dùng trẻ trong khu vực.

2. Nền tảng Influencer Marketing phổ biến

Theo báo cáo của Partipost, Instagram vẫn là nền tảng phổ biến nhất trong khu vực. Trên thực tế, 71,4% người tiêu dùng dành phần lớn thời gian trên nền tảng này.

Một số hoạt động trên Instagram của người dùng bao gồm theo dõi thương hiệu, sau đó là ghé thăm cửa hàng và mua hàng.

Từ những thông tin này, thương hiệu nên làm gì?

Cách tốt nhất để tận dụng tối đa chiến dịch Influencer Marketing là tìm kiếm những người có ảnh hưởng trên các nền tảng này. Việc này đảm bảo rằng bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu, nâng cao nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ.

May mắn thay, giờ đây bạn không phải mất hàng giờ để xác định Influencer nào thực sự phù hợp với thương hiệu. Sự xuất hiện của Agency và các bên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn làm điều đó. Họ giúp doanh nghiệp kết nối với những người có ảnh hưởng phù hợp, xây dựng chiến dịch và thúc đẩy kết quả bạn đề ra.

3. Phân loại Influencer trên các nền tảng xã hội

Nhìn chung, các doanh nghiệp sẽ thu được nhiều hơn gấp năm lần so với những gì họ chi tiêu khi chạy các chiến dịch Influencer Marketing. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tìm ra những Influencer phù hợp cho các chiến dịch tiếp thị.

Thông thường, Influencer được chia thành 4 cấp độ ảnh hưởng:

Mega Influencer

Mega Influencer là những người nổi tiếng với hàng triệu người theo dõi trên mạng xã hội. Thực tế là họ có phạm vi tiếp cận lớn, xuất hiện trên nhiều nền tảng trực tuyến, vì vậy các thương hiệu coi đây là sự lựa chọn hấp dẫn khi muốn tận dụng các chiến dịch Influencer Marketing.

Tuy nhiên, một trong những lưu ý là chi phí để hợp tác với Mega Influencer khá cao. Thêm vào đó, vì nổi tiếng nên họ cũng sẽ được nhiều nhãn hàng săn đón, điều này có thể khiến các đề xuất chiến dịch của bạn ít được chú ý hơn.

Macro Influencer

Macro Influencer có lượng khán giả nhỏ hơn một chút, từ 500.000 đến 1.000.000 người. Họ có thể là người nổi tiếng, các chuyên gia hay các blogger có tiếng nói trong một lĩnh vực cụ thể,...

Họ sử dụng danh tiếng cũng như kiến thức chuyên môn để thu hút người theo dõi trên mạng xã hội và hợp tác với các thương hiệu. Tuy nhiên, giống như Mega, làm việc với Macro Influencer cũng khá tốn kém. 

Micro Influencer

Trong 10 người tiêu dùng thì đến 8 người có khả năng mua các sản phẩm do một Micro Influencer giới thiệu. Họ là những người có ít nhất 10.000 người theo dõi trên mạng xã hội.

Là chủ sở hữu của một thương hiệu, làm việc với những Influencer này giúp bạn thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều nhất có thể. Nhờ mối liên hệ chặt chẽ của họ với những người theo dõi, thương hiệu của bạn cũng sẽ có được sự tương tác tốt hơn.

Nano Influencer

Nếu mục tiêu của bạn chỉ là nâng cao nhận thức về thương hiệu và mức độ tương tác, hãy cân nhắc việc hợp tác với Nano Influencer. Họ là người dùng mạng xã hội với lượng người theo dõi trong khoảng 1-10 nghìn người.

Mặc dù số lượng người theo dõi của họ không cao nhưng tỷ lệ tương tác lại rất ổn. Trung bình, một nano influencer thúc đẩy tỷ lệ tương tác 7-10%, đây là tỷ lệ tương tác cao nhất trong tất cả các cấp độ người có ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, nano influencer có thể giúp thương hiệu mở rộng ngân sách tiếp thị. Thay vì chi vài chục triệu đồng cho một người có ảnh hưởng lớn, bạn có thể sử dụng ngân sách đó để làm việc với 50 nano. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể chạy đồng thời nhiều chiến dịch để quảng bá sản phẩm. 

4. Nội dung truyền thông xã hội hiệu quả

Bên cạnh việc lựa chọn Influencer phù hợp để hợp tác, thương hiệu cũng cần xác định nội dung truyền thông cho các chiến dịch.

Đánh giá, giới thiệu sản phẩm

Dựa trên báo cáo ngành Influencer Marketing, hơn 30% người dùng mạng xã hội thích xem các bài đánh giá thương hiệu. Đó là bởi họ tin vào ý kiến ​​của người dùng khác. Điều này cũng giải thích tại sao hợp tác với micro và nano influencer là thích hợp nhất cho doanh nghiệp muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu. Họ là những người sử dụng sản phẩm thực và những bài đánh giá sản phẩm của họ cũng gần gũi, chân thật hơn.

Kể chuyện

Influencer có thể thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm là nhờ tính xác thực, gần gũi của bài đánh giá. Và điều này có thể thể hiện được thông qua việc kể chuyện.

Nhưng đâu là cách kể chuyện phù hợp với Influencer Marketing? Đó có thể là những nội dung chia sẻ hoạt động thường ngày của Influencer. Đồng thời bạn cần biết cách lồng ghép sản phẩm của thương hiệu vào những nội dung đó để quảng bá, điều này sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu. 

Ví dụ: các thương hiệu bán quần áo trẻ em có thể làm việc với những người có ảnh hưởng là “mẹ bỉm” để đánh giá sản phẩm, thông qua các nội dung về cuộc sống hàng ngày quay cùng em bé. Điều này phù hợp với mục tiêu xây dựng nhận thức về thương hiệu và đến gần hơn với khách hàng.

Video

Các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram hay TikTok đều ưu tiên các nội dung video hơn. Điều này có nghĩa là video được ưu tiên hiển thị đến người dùng trên nền tảng. Vì vậy, các thương hiệu nên cân nhắc chạy các chiến dịch Influencer Marketing bao gồm Instagram Reels và video TikTok.

5. Các chỉ số quan trọng của Influencer Marketing

Influencer Marketing là một hình thức quảng cáo đang phát triển nhanh chóng. Nếu muốn thêm phương pháp tiếp thị này vào các chiến dịch marketing của mình, bạn cần đo lường chỉ số phù hợp để đảm bảo tận dụng tối đa ngân sách và mang lại kết quả mong muốn.

Tiếp cận khán giả

Chỉ số đầu tiên cần phân tích là phạm vi tiếp cận khán giả. Chỉ số này cho thấy số lượng người đã xem chiến dịch của bạn. Do đó, bạn nên đo lường khả năng tiếp cận đối tượng khi mục tiêu của bạn là xây dựng nhận thức về thương hiệu.

Tuy nhiên, kể cả mục tiêu là thúc đẩy doanh số bán hàng, bạn vẫn có thể sử dụng chỉ số này để đo lường số lần hiển thị thương hiệu dẫn đến việc mua hàng.

Số lần hiển thị

Số lần hiển thị là số lần mà nội dung của bạn được hiển thị trên bất kỳ nền tảng nào. Vì vậy, nếu chiến dịch của bạn tạo được 680.000 lần hiển thị và 340.000 lượt tiếp cận, điều đó có nghĩa là mọi khán giả đã xem nội dung của bạn ít nhất hai lần.

Tại sao số lần hiển thị lại quan trọng? Đó là vì nó có thể chi ra nội dung nào sẽ có khả năng lan truyền cao đến khán giả mục tiêu của bạn.

Tỷ lệ tương tác

Tỷ lệ tương tác xác định mức độ thu hút của nội dung. Chỉ số có thể được đo lường thông qua số lượt thích, chia sẻ, nhấp chuột và bình luận mà nội dung của bạn có được.

Các chiến dịch cần thúc đẩy mức độ tương tác tốt, bởi chỉ số này sẽ thể hiện mức độ hiệu quả của cả chiến dịch. Ngoài ra, các nội dung có tỷ lệ tương tác cao cũng được ưu tiên hiển thị đến nhiều người dùng hơn trên các nền tảng truyền thông.

Chuyển đổi

Dù mục tiêu của các thương hiệu là khác nhau, song dấu hiệu nhận biết một chiến dịch influencer marketing hiệu quả là chỉ số chuyển đổi. Chỉ số sẽ giúp bạn xác định chi phí phù hợp để bắt đầu có khách hàng. Qua đó, bạn có thể tối ưu hóa ngân sách tiếp thị và tìm ra những chiến dịch nào đang hoạt động tốt, đem lại lợi ích cho thương hiệu.

Bài viết nổi bật