Trang chủ / Tin tức / Chi tiết bài viết

Giải bài toán kinh doanh ngành hàng tiêu dùng

18/04/2025

Doanh nghiệp hàng tiêu dùng truyền thống như thời trang, mỹ phẩm làm đẹp, FMCG, hàng gia dụng … đã tổn thương nặng nề sau vài đợt dịch bùng phát, thói quen tiêu dùng của người Việt đã thay đổi rõ rệt qua hình thức mua sắm “không chạm”. Người bán hàng còn sống khỏe có đặc điểm chung là biết tận dụng công nghệ và linh hoạt xoay chuyển tình thế. Vậy đâu là bí quyết quảng cáo sản phẩm và bán hàng tối ưu nhất cho ngành hàng tiêu dùng hiện nay?

Đi tìm long mạch cho ngành hàng tiêu dùng

Dịch Covid-19 đã thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số trong ngành bán lẻ nhanh nhất trong nhiều năm qua. Các mô hình bán lẻ lớn như Big C, Bách Hoá Xanh, G Market… đã tập trung phát triển kênh bán hàng trực tuyến và đa kênh nhằm đáp ứng thói quen tiêu dùng mới.

Xu hướng số hoá trở thành đường đua không thể bỏ qua khi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với mô hình chuỗi cửa hàng. Chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ, bộ máy nhân sự cồng kềnh, khó chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường chậm là nỗi đau của hầu hết doanh nghiệp truyền thống. Mọi vấn đề được giải quyết với sự hỗ trợ công nghệ thời 4.0. Giờ đây, đưa gian hàng lên nền tảng thương mại điện tử vừa tiếp cận thị trường hiệu quả hơn và cụ thể hơn, vừa giảm bớt gánh nặng chi phí. Doanh nghiệp kinh doanh online có thể bán trực tiếp từ gốc tới khách hàng, trong đó, con đường bán hàng nhanh nhất và tiết kiệm nhất là thông qua bên thứ ba như sàn thương mại điện tử. 

 

 

Hơn 70% người Việt sử dụng thiết bị di động với thời gian trung bình 5,1 giờ/ngày, mạng xã hội trực tuyến trở thành mảnh đất màu mỡ và đầy tiềm năng khai thác ngành hàng bán lẻ. Kinh doanh thương mại điện tử có cơ hội tiếp cận hàng triệu người dùng mạng xã hội và mang lại doanh thu khủng.

Tận dụng “người khổng lồ” thương mại điện tử với mô hình thuần online, startup Việt Coomate đã tăng trưởng gấp 3-4 lần so với năm 2020 mà không chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid như mô hình truyền thống. Đặc biệt doanh số tháng 10, 11 của hãng cũng bứt phá 30-50% bởi yếu tố thị trường hỗ trợ, người dung mua sắm online mạnh mẽ hơn.

Thách thức của mô mình bán lẻ online chính là chọn kênh bán hàng phù hợp và hoạt động quảng cáo để tối ưu nguồn lực, thay vì xuất hiện ở nhiều kênh nhưng không đồng nhất.

CEO Ngô Hạnh của CTCP Wefree - nền tảng quảng cáo trực tuyến - chia sẻ: “Kinh doanh trực tuyến không còn là khái niệm mới, nhiều nhà bán hàng đã tích hợp kênh bán hàng thương mại điện tử. Trên thực tế, quảng bá sản phẩm sao cho hiệu quả là bài toán khó khi những kênh thường thấy như Facebook ads, Google ads ngày càng tốn kém.”

Gió đông thổi bùng doanh thu trực tuyến

Theo nghiên cứu của Wefree, nhóm người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, hay còn gọi là influencer chính là ngách hiệu quả để quảng cáo và bán hàng trong kinh doanh online. Trong đó, KOL (Key Opinion Leader) là người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng nhất định có chung sở thích, thói quen, giúp tăng nhận diện thương hiệu cho nhãn hàng. Bên cạnh đó, KOC (Key Opinion Consumer) là những influencer chuyên đánh giá sản phẩm một cách khách quan, giúp đạt tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao.  

Thông qua influencer, nhãn hàng có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng là người theo dõi của họ trên mạng xã hội Tiktok, Instagram, Facebook. Ngoài việc giúp nhận diện thương hiệu, khách hàng dễ dàng bị thuyết phục mua hàng ngay lập tức sau khi xem nội dung influencer đăng tải. Đặc điểm nổi bật là các influencer vô cùng sáng tạo và tài năng, khiến cho sản phẩm của nhãn hàng được lồng ghép trong những bối cảnh muôn hình muôn vẻ.

 

 

Nhãn hàng dễ dàng tiếp cận người theo dõi của influencer, cũng chính là những khách hàng mục tiêu có nhu cầu mua sắm và bán hàng trực tiếp. Chị Q.T. - chủ kênh Tiktok @mayycin.review với 40 nghìn lượt theo dõi chia sẻ: “Trong mùa dịch vừa qua mình đã sáng tạo nhiều video cho các shop bán hàng thời trang, đồ ăn vặt. Có video Tiktok của mình mang đến hơn 756 đơn hàng với doanh thu hơn 80 triệu đồng cho shop."

Chị Hạnh - đại diện Wefree chia sẻ thêm: “Nền tảng Wefree sở hữu hơn 20.000 hồ sơ influencer, phù hợp để quảng cáo cho mọi nhãn hàng, mọi ngành nghề. Hồ sơ liên tục được cập nhật về hiệu suất hoạt động của influencer và phân tích dữ liệu follower (người theo dõi) để kết nối đúng khách hàng tiềm năng cho từng nhãn hàng. Ưu thế của Wefree là vận hành như sàn giao dịch giúp kết nối nhãn hàng tới influencer với mọi mức phí chỉ từ vài trăm nghìn” 

Thông thường một chiến dịch quảng cáo thường làm với nhiều influencer, việc quản lý nội dung và quy trình báo cáo rất mất thời gian, thậm chí có trường hợp dự án hỏng vì mâu thuẫn giữa hai bên. Chiến dịch lớn thường làm qua nền tảng trung gian để phòng ngừa rủi ro không đáng có.

Kết

Chiến lược quảng cáo qua influencer tạo ra những trải nghiệm khách hàng độc đáo, khác biệt để tăng trưởng doanh số và lan toả nhận diện thương hiệu nhanh và mạnh hơn. Đây là chìa khoá giúp những nhãn hàng chớp thời cơ trở thành người chơi đầu ngành trong cuộc đua chuyển đổi số. 

Bài viết nổi bật