Vì sao influencer marketing trở nên phổ biến?
Digital marketing (truyền thông kỹ thuật số) là phương tiện phổ biến để quảng bá hình ảnh của các thương hiệu hiện nay. Bởi người tiêu dùng giao tiếp trên các mạng xã hội đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và thời gian sử dụng. Influencer (người có ảnh hưởng) là một kênh truyền thông hữu hiệu trên mạng xã hội, có tính thuyết phục cao đối với khách hàng mục tiêu.
Influencer là ai?
Influencer là những cá nhân có ảnh hưởng nhất định đến người khác. Hãy nghĩ về những lần bạn quyết định mua một sản phẩm chỉ vì nó được giới thiệu bởi một nhân vật nổi tiếng và họ nói rằng nó tốt. Ví dụ như khi các thành viên trong nhóm nhạc BTS mặc một chiếc áo phông mới, người hâm mộ của họ sẽ mua ngay một chiếc áo giống như vậy dù họ không hề nói gì để quảng cáo cho chiếc áo đó. Cách đơn giản nhất để hiểu Influencer là phân loại họ thành 4 cấp - Mega, Macro, Micro và Nano - theo số lượng người theo dõi của họ.
Mega influencer là những người nổi tiếng (VD: Sơn Tùng M-TP, Hồ Ngọc Hà, …) với số lượng người theo dõi cao nhất (hơn 1 triệu người). Dĩ nhiên, giá trị quảng cáo sẽ cao tương ứng với độ nổi tiếng của mega influencer. Đây là lựa chọn thường dùng của brand tầm vóc quốc gia. Mặc dù phạm vi tiếp cận lớn, nhưng những người này lại có mức độ tương tác thấp nhất. Những người nổi tiếng nhận được vô số bình luận hàng ngày, vì vậy họ không thể trả lời từng người một, họ thậm chí sẽ thuê người để quản lý tài khoản của mình.
Macro influencer (VD: Trinh Phạm, Chloe Nguyễn, …) là người nổi tiếng ở phạm vi hẹp hơn, thông thường có từ 200.000 người theo dõi trở lên và tỷ lệ tương tác trung bình từ 1-3%. Hầu hết các blogger và người sáng tạo nội dung kỳ cựu đều thuộc thể loại này.
Micro influencer (VD: Mai Van Trang, Emmi Hoàng, …) là người có tầm ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định, có số lượng người theo dõi từ 10-200 nghìn người, tỷ lệ tương tác khoảng 3-5%. Với mức chi phí rẻ hơn, micro influencer thường là lựa chọn của các brand có ngân sách hạn chế, ưu tiên quảng cáo trong phạm vi hẹp hơn.
Nano influencer là người dùng mạng xã hội với lượng người theo dõi trong khoảng 1-10 nghìn người. Người theo dõi của họ thường có mối quan hệ gần gũi như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, …. cùng chung sở thích, hành vi, khu vực địa lý nên tỷ lệ tương tác khá cao từ 7-10%. Quảng cáo qua nano influencer khó có độ phủ thương hiệu, nhưng có tính thuyết phục cao nên thường được lựa chọn cho mục tiêu bán hàng ngay lập tức.

Nguồn: www.statista.com
Theo thống kê của Statista, khách hàng trẻ, đặc biệt là Gen Z, có xu hướng mua hàng dựa trên đề xuất của influencer. Đây là kênh quảng cáo vô cùng hiệu quả cho những brand phát triển mô hình kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.
Lợi ích của influencer marketing
Nội dung mang tính cá nhân
Nội dung quảng cáo của các brand thường bị hạn chế sáng tạo do quy định quyền riêng tư và bản quyền hình ảnh mạng xã hội đưa ra. Influencer có sẵn tệp người theo dõi đông đảo, quảng cáo qua nội dung đăng tải trên trang cá nhân nên khả năng sáng tạo là không giới hạn, hơn nữa nội dung đa dạng theo tài năng của mỗi người. Nhờ vậy, hình ảnh và video của influencer nhận được nhiều tương tác hơn, brand cũng sẽ được nhiều người biết đến hơn.
Influencer phát triển nội dung theo phong cách riêng của mỗi người. Ví dụ, để quảng bá cho chiến dịch giảm giá 11.11 của Ezbuy, brand đã hợp tác với những influencer khác nhau.

Nguồn: @naomineo_ và @shorteur
Cả hai influencer đều quảng cáo cho cùng một đợt giảm giá, cùng tuân thủ yêu cầu của Ezbuy là đề cập đến chiến dịch và sử dụng hashtag có liên quan nhưng hình ảnh cũng như nội dung họ đăng lên lại mang cá tính riêng của họ. Do vậy, để có được hiệu quả cao nhất, brand cân nhắc việc hợp tác với nhiều influencer để quảng cáo cho cùng một sản phẩm.
Tính xác thực cao
Giả sử brand là một thương hiệu chăm sóc da, muốn quảng cáo rằng sản phẩm có tác dụng làm giảm nếp nhăn. Tuy nhiên, từ góc độ khách hàng, thông điệp này gợi lên sự nghi ngờ bởi đã có nhiều thương hiệu quảng cáo sai sự thật.
Khi có nhiều người dùng chia sẻ về một sản phẩm, niềm tin của khách hàng được củng cố. Các influencer đã có được sự tin tưởng của người theo dõi họ theo thời gian, họ có xu hướng chia sẻ cả ưu và nhược điểm của sản phẩm sau khi đã dùng thử sản phẩm đó, và cuối cùng, họ am hiểu về các chủ đề cụ thể mà họ quan tâm, ở đây là làm đẹp, do đó được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy.

Nguồn: @ohsofickle
Ohsofickle, là một tín đồ mê trang điểm và là một fan cuồng nhiệt của thương hiệu Maybelline. Cô ấy đã say sưa nói về các sản phẩm của họ trong một thời gian và đăng tải bài đánh giá cho những sản phẩm đó. Tammy cũng đăng tải video cô đang thử sản phẩm để có độ chân thực cao hơn.
Tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn
Quảng cáo trực tiếp bằng các công cụ có sẵn của mạng xã hội không còn hiệu quả bởi ngày càng nhiều người dùng sử dụng ứng dụng chặn quảng cáo làm phiền. Hành động này không xảy ra khi quảng cáo qua influencer vì người theo dõi đã yêu mến influencer. Sản phẩm được lồng ghép tinh tế qua bài đăng thể hiện tài năng hoặc cuộc sống thường ngày, mang tính giải trí cao hơn là quảng cáo sản phẩm khô khan.

Nguồn: @foreo_sg và @sophleow
Ví dụ như thương hiệu Foreo và influencer Sophie Leow cùng quảng cáo một loại bàn chải đánh răng. Cách trình bày nội dung khác nhau, Foreo lựa chọn gu sang trọng, trong khi hình ảnh gia đình của Sophie rất đời thường nhưng nhắm đến đối tượng là các bà mẹ, người chi tiền cho chiếc bàn chải mới. Kết quả, sản phẩm được nhiều người yêu thích hơn qua ảnh của Sophie.
Bắt đầu chiến dịch influencer marketing
Brand cần phải xác định rõ những yếu tố sau trước khi thực hiện chiến dịch influencer marketing:
- Mục tiêu chiến dịch
- Thông điệp thương hiệu muốn nhắn nhủ
- Tập khách hàng mục tiêu
- Nền tảng bạn sử dụng
- Ngân sách cho chiến dịch
- Influencer phù hợp
Ví dụ, nếu brand chú trọng bán hàng, khách hàng là học sinh, sinh viên thì video vui nhộn trên nền tảng Tiktok sẽ thích hợp hơn cả. Nếu mục tiêu chính là tăng độ nhận diện thương hiệu, hãy cân nhắc hợp tác với nhiều influencer cùng lúc. Hãy lưu ý đến ngân sách cho mỗi chiến dịch, vì influencer khác nhau sẽ có những mức giá quảng cáo khác nhau.
Trong hàng nghìn influencer, chọn người phù hợp với sản phẩm của brand không hề dễ dàng. Hơn nữa, quy trình làm việc nhiều bước, cộng với việc hợp tác nhiều influencer có phong cách khác nhau sẽ cần kinh nghiệm và nhân lực chuyên môn. Cách tốt nhất là phối hợp với một agency chuyên nghiệp và có dữ liệu thống kê về influencer để tiết kiệm nguồn lực mà đạt được hiệu quả chiến dịch cao.